Kỹ năng xin việc

Sinh viên đang học  »  Kỹ năng xin việc


Nhảy việc nội bộ, bạn có biết?

Lời bàn luận sau lưng từ đồng nghiệp cũ ảnh hưởng đến cái nhìn của sếp mới về bạn

 

Hà trước kia là một nhân viên thiết kế sản phẩm của một công ty sản xuất đồ dùng nhà bếp, đầu năm nội bộ công ty tiến hành điều chỉnh nhân sự, bộ phận cô làm sẽ phải đối diện với tình trạng chung này. Trong thời điểm khó khăn, cô may mắn được điều đến phòng hành chính. Theo qui chế lương của công ty, lương của bộ phận hành chính cao hơn các bộ hận khác, với Hà mà nói đây giống như một lần thăng chức, bởi công việc nhẹ nhàng mà lương lại tăng đáng kể.

 

Sau điều chỉnh nội bộ, đồng nghiệp cũ trong phòng thiết kế đều bàn ra tán vào về vị trí mới của Hà. Họ bắt đầu tung tin đồn xấu cho rằng Hà có được vị trí này là nhờ vào quan hệ với cấp trên của công ty.

 

Lời dị nghị đến tai lãnh đạo hiện tại của cô, dần dần, anh ta có cái nhìn khác về cô. Nhiều lần Hà bị sếp gọi vào văn phòng để nói chuyện, phàn nàn về năng lực xử lí công việc gây sức ép cho cô. Bản thân tự thấy mình không có cách nào rút lui, cô chỉ chú tâm làm việc tốt hơn. Nhưng áp lực từ cấp trên và lời bàn tán không dứt trong công ty khiến cô hoàn toàn sụp đổ. Cuối cùng, cấp trên tìm cơ hội điều cô sang bộ phận khác.

Có người lựa chọn việc nhảy vị trí làm việc trong nội bộ giống như cơ hội tìm đối tượng cho chính mình, nhưng có được vị trí tốt hơn không phải dễ. Không nên chọn vị trí tốt nhất, công việc thích hợp với bản thân và đạt được giá trị nghề nghiệp mới là điều quan trọng nhất.


Thanh vốn là nhân viên phòng kế hoạch, tốt nghiệp thiết kế mỹ thuật, thời gian làm việc đủ dài để anh nắm rõ văn hóa doanh nghiệp mình. Các dự án của phòng kế hoạch đều do anh tiếp tay và được sự đánh giá cao của cấp trên. Một số nhân viên trẻ trong phòng làm việc thiếu sự nỗ lực, hẹp hòi và thường gây trở ngại cho công việc của anh. Khi Thanh phản ánh tình trạng trên lên lãnh đạo, tình hình vẫn không hề được cải thiện, ngược lại cơ hội tốt đều dành cho các đồng nghiệp khác. Cuối cùng anh lựa chọn nhảy việc trong chính nội bộ công ty, chuyển sang làm cho phòng tuyên truyền ở công ty con của tập đoàn.

 

Sau khi chuyển sang vị trí mới, anh nhanh chóng tìm được sự hứng thú với công việc. Mọi hoạt động của công ty đều nhiệt tình tham gia. Trong buổi họp cuối năm toàn tập đoàn, anh được tán thưởng vì sự tổ chức chu đáo. Sau này, cấp trên hiện tại khen ngợi anh hết mực với lãnh đạo đơn vị cũ.

 

Một vấn đề lớn khi lựa chọn nhảy việc trong nội bộ chính là đôi khi bạn phải dành thời gian để xử lí cả công việc cũ, có người thậm chí làm cả hai phần việc, điều này sẽ gây không ít khó khăn và áp lực cho chính bản thân.

 

Đông là trưởng phòng nhân sự của một công ty con của tập đoàn A đã được 6 năm. 1 năm trước phòng anh được chuyển đến một nhân viên nữ, có quan hệ rất tốt với cấp trên hiện tại của anh và muốn chi phối Đông khỏi vị trí hiện tại. Trong sự cạnh tranh phức tạp, Đông lựa chọn nhảy sang vị trí khác là trưởng phòng nhân sự cho một đơn vị khác trong tập đoàn. Sau khi anh chuyển công tác, người nữ nhân viên cũng không thành công với mục đích của mình, vị trí đó được một người mới nắm giữ. Nhưng khổ một nỗi, người này thường xuyên tìm anh tư vấn về công việc.

 

Không cách nào khác, Đông chỉ có thể chấp nhận và dẫn dắt người mới. điều này kéo dài khoảng hơn một năm, anh vừa phải làm tốt công việc hiện tại, vừa bận rộn với người đồng nghiệp mới. Đông vốn dĩ cho rằng, khi nhảy việc tức là việc ở vị trí cũ đã hoàn tất, ai ngờ công việc vẫn bám lấy anh không dứt!


Theo EC


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  3,077,501       1/572