Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương thận

 

Virus COVID-19 chủ yếu gây tổn thương ở phổi, nhưng cũng có thể gây tổn thương tim và thận.

Theo các thống kê tại Trung Quốc và New York( Mỹ) , khoảng 24-57% bệnh nhân COVID-19 nặng có biểu hiện tổn thương thận cấp mặc dù trước đó không có bệnh lý thận. Một số bệnh nhân tổn thương thận nặng cần phải lọc máu.

Bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương thận

09-09-2021 7:25 PM | Bệnh thường gặp

SKĐS- Virus COVID-19 chủ yếu gây tổn thương ở phổi, nhưng cũng có thể gây tổn thương tim và thận.

Theo các thống kê tại Trung Quốc và New York( Mỹ) , khoảng 24-57% bệnh nhân COVID-19 nặng có biểu hiện tổn thương thận cấp mặc dù trước đó không có bệnh lý thận. Một số bệnh nhân tổn thương thận nặng cần phải lọc máu.

Cách xử trí các ca bệnh đột quỵ cấp liên quan tới COVID-19

Cách xử trí các ca bệnh đột quỵ cấp liên quan tới COVID-19

SKĐS- Trong bối cảnh dịch bệnh COVD-19 phức tạp, đặc biệt là tại các vùng đang có dịch, việc xử lý các ca đột quỵ trên nền bệnh nhân COVID-19 cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn.

Cơ chế COVID-19 gây tổn thương thận

Theo nghiên cứu, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tấn công trực tiếp vào tế bào thận, qua cơ chế gắn kết với các receptor tương tự như cơ chế tấn công tế bào phổi:

-Giảm nồng độ oxy máu, do tổn thương phổi, làm tổn thương tế bào của thận;

-Cơn bão cytokin tàn phá tế bào thận;

-Virus gây tắc các vi mạch máu của thận, làm suy giảm chức năng thận;

-Shock nhiễm khuẩn làm tổn thương ống thận;

-Những bệnh nhân tổn thương thận do COVID-19 đều có tình trạng tăng đạm niệu, tăng Creatinine huyết thanh. Đa số những bệnh nhân COVID-19 bị tổn thương thận mức độ chưa cần lọc máu, đều hồi phục được chức năng thận sau khi khỏi bệnh COVID-19.

Virus COVID-19 có thể gây tổn thương thận - Ảnh 2.

Virus COVID-19 chủ yếu gây tổn thương ở phổi, nhưng cũng có thể gây tổn thương tim và thận

Theo dõi hồi phục sau khi mắc COVID-19

Những bệnh nhân có tổn thương thận cấp do COVID-19, cho dù đã hồi phục, vẫn luôn có nguy cơ diễn tiến thành bệnh thận mạn tính về sau, nên phải được theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa thận.

Một số lưu ý

1. Hạn chế tự ý dùng các loại thuốc không do bác sĩ kê toa

2. Không tự ý ngưng các thuốc tăng huyết áp đang dùng, đặc biệt là thuốc nhóm ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin

3. Bệnh nhân ghép tạng không tự ý ngưng hoặc giảm liều thuốc ức chế miễn dịch đang dùng

4. Hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid

5. Đảm bảo chế độ ăn không mặn, hạn chế dùng thêm nước chấm khi ăn

6. Hạn chế ăn ngọt

Virus COVID-19 có thể gây tổn thương thận - Ảnh 3.

COVID-19 là mối đe dọa đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính

Khuyến cáo cho người bệnh thận mạn tính và người thân chăm sóc

Bệnh COVID-19 là mối đe dọa đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, đặc biệt là những người đang lọc máu và ghép thận.

Đặc biệt, bệnh nhân ghép thận nên thực hiện các biện pháp được khuyến cáo để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tất cả bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm những chỉ định của các bác sĩ.

Nhiễm COVID-19 đưa ra những thách thức đặc biệt đối với bệnh nhân lọc máu, đặc biệt là tại trung tâm lọc máu (HD).

Bệnh nhân suy thận đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và có thể các thay đổi nhiều hơn trong biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và tình trạng nhiễm trùng. Hơn nữa, không giống như những người khác bị nhiễm COVID-19, bệnh nhân suy thận bị nhiễm COVID-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu để lọc máu thường xuyên.

Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm, bao gồm lây nhiễm cho cả cả nhân viên y tế và nhân viên cơ sở, bệnh nhân khác và tất cả những người khác tiếp xúc.

Virus COVID-19 có thể gây tổn thương thận - Ảnh 4.

Bệnh nhân lọc máu tại Khu lọc máu chạy thận

Chính vì vậy, tất cả thành viên trong gia đình sống cùng với bệnh nhân phải tuân thủ các thận trọng và khuyến cáo cho bệnh nhân để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 từ người sang người trong gia đình. Những khuyến cáo này bao gồm:

- Kiểm tra thân nhiệt;

- Vệ sinh chống nhiểm khuẩn cá nhân tốt, rửa tay...

- Kịp thời thông báo khi nghi ngờ có người có khả năng bị lây nhiễm.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thành viên gia đình hoặc người chăm sóc phải cách ly cơ bản có thể được lọc máu như bình thường phù hợp trong giai đoạn 14 ngày.

Khi thành viên gia đình hoặc người chăm sóc được xác nhận là ca nhiễm, nên đánh giá và điều trị lọc máu cho bệnh nhân cho phù hợp với quy trình và khuyến cáo nêu bên trên.

Tóm lại, COVID-19, một căn bệnh mối đe dọa lớn của con người trên toàn cầu đã biến thành đại dịch. Tác động của lây nhiễm này ở những người mắc bệnh thận chưa được nghiên cứu đầy đủ và việc quản lý bệnh nhân chạy thận nhân tạo nghi ngờ đã tiếp xúc với COVID-19 được thực hiện theo các phác đồ nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro cho các bệnh nhân khác, nhân viên y tế chăm sóc và những người chăm sóc cho bệnh nhân này.

Theo TS BS Nguyễn Hoàng Đức

Nguyên trưởng khoa Tiết niệu BV Đại học Y dược TP.HCM


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,610,586       6/1,058