5. Cận lâm sàng
Công thức máu
Bạch cầu máu có thể giảm trong 2 đến 4 ngày đầu của bệnh nhưng thường, bình thường hoặc hơi tăng và thay đổi trong khoảng 2000-14000/mm3 máu. Bạch cầu máu tăng trên 15000/mm3 báo động tình trạng bội nhiễm vi trùng. Trong biến chứng viêm phổi nặng, bạch cầu có thể giảm.
Nước tiểu
Nước tiểu có ít albumin trong giai đoạn sốt cao.
Phân lập virus cúm
Bệnh phẩm là phết mũi, phết họng, dịch khí phế quản, nước súc miệng. Kết quả phân lập dương tính trong 2-3 ngày đầu của bệnh với môi trường cấy là mô hay phôi gà.
Test chẩn đoán nhanh
Có thể giúp phát hiện nucleoprotein virus hay Neuraminidase có độ nhạy và độ đặc hiệu: 60 đến 90% khi so sánh với phương pháp cấy mô. Trên thị trường hiện nay có các loại như: QuickVue Influenza test (Quidel), Capillia Flu A/B Test (Nippon Becton Dickenson Co LTD Tokyo Japan), Directigen Flu A (Becton-Dickinson).
Polymerase Chain Reaction (PCR)
Phát hiện nucleic acid của virus trên các mẫu bệnh phẩm lâm sàng.
Phản ứng huyết thanh
Dùng các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CF) và ELISA. Týp virus (A hay B) có thể xác định hoặc bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hoặc phản ứng HI và phụ týp Hemagglutinin của virus cúm A ( H1, H2 và H3) có thể nhận diện nhớ HI, sử dụng kháng huyết thanh chuyên biệt. Phản ứng huyết thanh cần làm hai lần, cách nhau từ 10 đến 14 ngày với hiệu giá lần hai gấp bốn lần trước mới có giá trị chẩn đoán.
X-quang phổi
Có thể thấy hình ảnh hai rốn phổi tăng đậm. Trong trường hợp viêm phổi tiên phát do virus, hình ảnh sẽ là nhiều đốm mờ rải rác ở hai phế trường.
6. Biến chứng
6.1. Viêm phổi
Viêm phổi tiên phát
Hiếm gặp nhất, bệnh lý nặng nhất. Bệnh xuất hiện giống như bệnh cúm bán cấp nhưng sau đó không thuyên giảm; trái lại, diễn biến rất trầm trọng với sốt dai dẳng, khó thở, tím tái. Bệnh nhân khạc ít đàm có thể lẫn máu. Trường hợp nặng, phổi có ran lan tỏa, X-quang ngực cho thấy hình ảnh thâm nhiễm mô kẽ lan tỏa và/ hoặc hội chứng suy hô hấp cấp.
Có khuynh hướng xảy ra trên những người có sẵn bệnh tim phổi mạn tính, đặc biệt các bệnh thấp tim (nhất là hẹp van tim hai lá) hoặc phụ nữ có thai.
Viêm phổi thứ phát
Do bội nhiễm vi trùng xảy ra sau giai đoạn cúm cấp tính. Bệnh nhân sau 2-3 ngày khởi bệnh thấy có cải thiện nhưng đột ngột sốt trở lại cùng với các triệu chứng và dấu hiệu viêm phổi vi trùng gồm: ho, khạc đàm đục và hình ảnh đặc phổi trên phim X-quang. Tác nhân gây bệnh thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, và Haemophilus influenzae. Phần lớn là bệnh cảnh phối hợp nhiễm virus cùng với vi trùng.
Thường xảy ra trên những người có nguy cơ cao như mắc bệnh tim phổi mạn tính và người cao tuổi. Người bệnh đáp ứng tốt nếu được điều trị với kháng sinh kịp thời.
Biến chứng phổi khác
Là diễn tiến xấu của bệnh phổi co thắt mạn tính và cơn kịch phát của viêm phế quản mạn và suyễn. Ngoài ra, có thể:
- Viêm phế quản.
- Áp-xe phổi.
- Tràn dịch màng phổi: vô trùng hoặc có mủ.
6.2. Biến chứng tim mạch
6.3. Biến chứng thần kinh
6.4. Viêm cơ
Viêm cơ và tiểu myoglobin với triệu chứng đau nhức cơ chi dưới, gia tăng créatin phosphokinase huyết tương (CPK).
6.5. Biến chứng về tai mũi họng
6.6. Hội chứng Reye
Biến chứng trầm trọng của nhiễm virus cúm B và ít hơn là do cúm A, cũng như nhiễm các loại virus Varicella Zoster, Adenovirus, Coxsackie, Rubella, herpes simplex... Tử vong có thể đến 10% các trường hợp. Bệnh xảy ra ở trẻ em trong lứa tuổi từ 2 đến 16 vào thời gian vài ngày sau khi có các triệu chứng nhiễm virus toàn thân. Bệnh nhân thường nôn ói nhiều lần trong 1-2 ngày đầu, sau đó xuất hiện các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương như: rối loạn tri giác nhiều mức độ, co giật. Gan to với SGOT, SGPT, và LDH gia tăng. Bilirubin chỉ tăng nhẹ và trẻ thường không vàng da. Tuy nhiên, mức độ ammoniac máu tăng cao rõ rệt trên mọi bệnh nhân và đường huyết giảm. Bệnh nhân thường không sốt và chọc dò dịch não tủy thấy có gia tăng áp lực nhưng các thành phần sinh hóa, tế bào biến đổi không đặc sắc. Tổn thương bệnh lý gồm tẩm nhuận mỡ lan tỏa của tế bào gan trên sinh thiết gan và phù não cùng sự thoái hóa tế bào thần kinh do thiếu dưỡng khí.
Hình 7. Hội chứng Reye
7. Chẩn đoán
Lâm sàng
Sốt (thường trên 380C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.
Cận lâm sàng
Dịch tễ
Có yếu tố dịch tễ: sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cúm.
Chẩn đoán mức độ bệnh
Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.
Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như trên hoặc ca bệnh đã được chẩn đoán xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:
Hình 8. Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng
Chẩn đoán phân biệt
Nhiễm các loại virus khác (như Parainfluenza, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, Coronavirus, Enterovirus).
Nhiễm các vi khuẩn nội bào (như Mycoplasma, Chlamydiae, Coxiella).
Bệnh cảnh lâm sàng đều giống như cúm (hội chứng cúm). Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
Điều trị
8.1. Nguyên tắc chung
8.2. Xử trí theo mức độ bệnh
8.3. Điều trị thuốc kháng virus
Chỉ định: các trường hợp nhiễm cúm A hoặc B (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
Hình 9. Cơ chế tác động của một số thuốc điều trị cúm
Hình 10. Cấu trúc hóa học của một số thuốc kháng virus cúm
Thuốc ức chế M2: amantadin và rimantadin. Nhóm ức chế M2 chống virus bằng cách ngăn cản hoạt động của kênh trao đổi ion M2. Kênh ion M2 có vai trò trong việc sao chép của virus với tác dụng làm acid hóa môi trường bên trong khối virus, gây gián đoạn tác động qua lại giữa protein nền (matrix) và nucleoprotein, tạo điều kiện cho các ribonucleoprotein được chuyên chở đến nhân, nơi xảy ra quá trình sao chép. Nhóm này bị đề kháng nhiều.
Thuốc ức chế Neuraminidase: là enzym làm tách axit sialic đầu cuối của glycoprotein chứa axit sialic vốn hoạt động như những thụ thể của tế bào ký chủ để cho virus gắn kết. Do quá trình sao chép của virus diễn ra bên trong tế bào, Neuraminidase được tổng hợp và chuyên chở tới bề mặt tế bào, nơi chúng lấy đi axit sialic từ những glycoprotein. Sự phá hủy những thụ thể này bởi Neuraminidase sẽ làm tổn hại việc hình thành những virus mới để trồi lên bề mặt và lan tràn sang tế bào khác. Ngoài ra, Neuraminidase có thể có vai trò quan trọng giúp virus dễ thâm nhập vào chất tiết đường hô hấp, nơi có dồi dào những phân tử lớn chứa axit sialic.
Thuốc được sử dụng chủ yếu hiện nay là oseltamivir hoặc/và zanamivir.
Liều lượng oseltamivir được tính theo lứa tuổi và cân nặng. Thời gian điều trị là 5 ngày.
Zanamivir: dạng hít định liều, sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir, chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Liều lượng zanamivir được tính như sau:
8.4. Điều trị cúm biến chứng
8.5. Điều trị hỗ trợ
Hình 11. Các biện pháp phòng ngừa cúm
Các biện pháp phòng bệnh chung
Phòng lây nhiễm từ người bệnh
Phòng cho nhân viên y tế
Tiêm phòng vaccin cúm
Nên tiêm phòng vaccin cúm hàng năm.
Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là:
Dự phòng bằng thuốc
Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus oseltamivir cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO